Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Kỳ 1 - Lịch Sử Phát Triển Tranh Kính Phương Tây


   Đây là bài viết mình sưu tầm từ internet. Bài viết giới thiệu khá đầy đủ và chi tiết về những ngày đầu hình thành tranh kính ở phương tây, tiền đề cho việc phát triển tranh kính hiện đại . Mời các bạn tham khảo bài viết và xem một số hình ảnh mới nhất của GIAVIETGLASS.

Tranh kính phươngTây – lịch sử và phát triển
Kính (thuỷ tinh) được khám phá tình cờ trong quá trình lao động của người thợ làm gốm và trang sức, thời gian đầu kính mờ đục nhưng lại vô cùng quí giá. Thời đại của kính bắt đầu khoảng năm 2750 đến 2650 trước Công Nguyên, khi lối kiến trúc nổi hình chuỗi hạt của Ai Cập thịnh hành. Trãi qua nhiều quá trình phát triển, kính cũng có sự tiến hóa, từ các kỹ thuật sản xuất cho đến sự xuất hiện màu sắc trên kính. Sự sáng tạo trong nghề thủ công làm kính màu đã dần hình thành một kỹ thuật kính màu Stained Glass.
Dựa vào các di tích được tìm thấy ở Pompeii và Heraculaneum, Ý, kính màu Stained Glass được sử dụng đầu tiên trong các cung điện, trong các lâu đài và dinh thự của người La Mã thượng lưu vào thế kỷ đầu sau Công Nguyên. Vào thời điểm này, Stained Glass luôn được những tầng lớp quí tộc sử dụng trong trang trí cho ngôi nhà của họ. Stained Glass bắt đầu được đánh giá là một loại hình nghệ thuật khi những người theo đạo Cơ Đốc giáo (Đạo Chúa) được phép tín ngưỡng công khai vào năm 313 sau Công Nguyên. Mẫu hiện vật sớm nhất còn tồn tại là tấm Stained Glass minh họa phần đầu của Chúa từ thế kỷ thứ 10 được khai quật ở Lorsch Abbey, Đức.
Vào thế kỷ thứ 10, khi kính màu Stained Glass trở nên hưng thịnh như một phong cách sở hữu giá trị nghệ thuật cao cấp, các xưởng sản xuất thủ công kính màu được xây dựng ở những nơi được cung cấp tối đa silic dioxit, hợp chất của silic dưới dạng thạch anh, đá lửa hay trong sa thạch và những loại đá khác, nguồn sản vật chính trong qui trình sản xuất kính màu Stained Glass.
                                                             Tranh kính trang trí
Thời kỳ kiến trúc Roman, thế kỷ thứ 12
Từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 10, cùng với nhu cầu phát triển tôn giáo, các công trình xây dựng nhà thờ đã dẫn đến nhu cầu trang hoàng bằng các cửa sổ kính màu Stained Glass. Phong cách nghệ thuật trong thời kỳ Roman ban đầu chủ yếu là các bố cục theo đường thẳng dọc, trừu tượng và vẽ đơn giản trên bề mặt kính màu bằng phong cách nghệ thuật La Mã phương Đông. Hầu hết các nhà thờ được trang hoàng bằng cửa sổ kính màu với các họa tiết hình thoi nối liền và được thiết kế để thu nhận ánh sáng tự nhiên một cách triệt để.

Thời kỳ kiến trúc Gothic, từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 14
Sự tiến tới phong cách kiến trúc Gothic cũng là thời kỳ hưng thịnh của Stained Glass. Màu đỏ và màu xanh vẫn chiếm ưu thế và khuynh hướng nấu chảy kính trắng trong các hợp chất đã dần hoàn thiện khả năng xuyên sáng cho toàn bộ bề mặt kính dù với các thiết kế trang trí công phu bao gồm cả phần kính có màu sậm. Các mẫu họa tiết có hình học đa dạng cũng như lối tường thuật bằng hình ảnh trên kính ngày càng có vai trò quan trọng và được bố trí thành từng nhóm hay từng gian theo một chuỗi các sự kiện trong quá khứ. Kỹ thuật nấu kính được giới thiệu rộng rãi, đã giúp cho những người thợ làm kính tìm ra kỹ thuật vẽ màu trên những mảnh kính màu Stained Glass nhỏ. Sự nổi bật của những mảng cửa sổ Hoa Hồng (Rose Window) của Tòa thánh Denis và thánh đường Chartres, Pháp, đã ảnh hưởng rộng khắp Châu Âu về cách thức mô tả phức tạp hơn các ý tưởng và các tác phẩm kính màu Stained Glass miêu tả trong kinh thánh trở nên thịnh hành.

                                                            
Cuối thời kỳ Gothic – Đầu thời kỳ Phục Hưng, từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 17
Các họa sĩ nhận được sự bảo trợ từ tầng lớp thượng lưu, họ tìm kiếm cho mình kỹ năng riêng để có nét nổi trội trong phong cách. Nghề làm kính không còn trong phạm vi nhỏ và không còn tên tuổi mà được nâng tầm là một lĩnh vực nghệ thuật đặc trưng cùng với tên tuổi của các phân xưởng. Ngoài ra, kỹ thuật vẽ miêu tả của các họa sĩ và các nghệ nhân làm cửa sổ kính màu đã đưa nghệ thuật kính màu lên vị trí cao hơn.
Trải qua quá trình phát triển lâu dài trong các thời đại lịch sử khác nhau, các nền văn hóa khác nhau, kính màu vẫn giữ được nguyên giá trị nghệ thuật lâu đời như một di sản văn hóa nghệ thuật. Ngày nay, các phân xưởng làm kính màu có nguồn gốc lâu đời vẫn tồn tại và phát triển để cung cấp những loại kính có chất lượng và giá trị nghệ thuật cao. Kính màu Stained Glass hay các hình thức kính nghệ thuật khác hiện được ứng dụng rất phong phú.
tranh hiện đại mang phong cách phương tây

Cửa sổ kính màu Stained Glass – Một hình thức mô tả Tôn Giáo
Quá trình lịch sử thế giới đã chứng minh, các thời đại hay các đế chế ở mỗi quốc gia đều tín ngưỡng tôn giáo của họ một cách sùng bái và nghiêm ngặt, sức mạnh thống trị gắn liền với một tôn giáo duy nhất. Chính vì vậy mà nguồn gốc của các cửa sổ Stained Glass cũng gắn liền với đạo Cơ Đốc Giáo. Loại hình cửa sổ Stained Glass xuất hiện khi các công trình nhà thờ lớn và quan trọng được thực hiện.
Các bức vẽ về Chúa Giê-Su và các hình ảnh minh họa trong kinh thánh trên chất liệu kính màu Stained Glass được tìm thấy trong các nhà thờ lớn ở Pháp và Đức. Các hình ảnh trang trí bằng kính màu Stained Glass cũng được tìm thấy ở Anh. Một trong những mảng kính màu được làm công phu (từ việc ghép nhiều mảnh kính) được lắp trên cưa sổ cao của Tu Viện Thánh Paul, Jarrow, Anh, được tìm thấy vào năm 686 sau Công Nguyên.
Trong thời kì Gothic, xu hướng phát triển Tôn Giáo đã hình thành các thánh đường lớn ở Châu Âu, bắt đầu thời đại hưng thịnh của Stained Glass. Các nhà thờ lúc này có khuynh hướng tăng thêm về chiều cao, tường mỏng và đòi hỏi nhu cầu về ánh sáng, kính màu Stained Glass được sử dụng để lắp vào phần cao mở rộng đó. Cha trưởng tu viện Abbey, đã xây dựng lại nhà thờ với lối kiến trúc Gothic sơ khai. Ông đặc biệt chú trọng việc lắp đặt các dãy cửa sổ kính màu Stained Glass. Cha trưởng tin rằng sự hiện diện của những nghệ thuật kính màu sẽ mang tâm hồn của con người đến gần với Chúa hơn.
Cửa sổ Stained Glass thời kỳ này được thực hiện phức tạp về kỷ thuật và cách thể hiện miêu tả các truyền thuyết trong kinh thánh. Những tác phẩm này đã tạo cho các nhà thờ nét đặc trưng riêng.
Ở các nước không có nguồn gốc của nghề thủ công kính màu thì Stained Glass được du nhập vào trong các thời kỳ chiến tranh dành thuộc địa khi các nhà thờ đầu tiên được xây dựng và do đó cửa sổ kính màu chỉ giới hạn trong phạm vi Tôn Giáo. Tuy nhiên ngày nay kính màu Stained Glass không chỉ đem lại hiệu quả mô tả Tôn Giáo mà còn phát triển rộng rãi trong trang trí, thiết kế nội, ngoại thất cho các công trình dân dụng, khách sạn…Hiệu quả của kính màu Stained Glass trong trang trí không chỉ còn là sự xuyên suốt mà còn thu nhận ánh sáng một cách có kiểm soát nhờ tính chất truyền sáng khác nhau của từng loại kính màu, mỗi ô kính màu thu nhận ánh sáng sẽ tỏa ra màu sắc huyền ảo hoặc quyến rũ của riêng nó. Chính vì vậy mà cửa sổ Stained Glass được xem là “Bức tường trang trí đầy màu sắc và ánh sáng”. 
                                                          Ô cửa với kính hạt mưa lắp phía sau

                                                                 Ô cửa đầy màu sắc
Tranh kính tại Việt Nam hiện tại có 2 dòng sản phẩm. Một dòng tranh sáng tác phong cách tranh kính phương tây . Một dòng được làm theo phong cách của Trung  quốc . Kỳ 2 mình sẽ viết một bài giới thiệu tới mọi người dòng tranh kính theo phong cách của người Trung Quốc , dự kiến kỳ 2 sẽ được đăng vào ngày 27/04/2012 , Mong các bạn ghé thăm và tiếp tục ủng hộ cho Blog và đừng quên +1 nhé các bạn.

                                                                                                      HHQUANG - GIAVIET Co., Ltd

0 nhận xét:

Đăng nhận xét